Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội BĐS du lịch tại toạ đàm mới đây. Theo ông Thọ, Covid-19 đã gây nên một tác động rất lớn không chỉ riêng với Việt Nam chúng ta mà còn các nước trên thế giới. Nhưng đây chỉ là một dịch bệnh xảy ra trong ngắn hạn. 

Thời gian qua, dịch bệnh rất nguy hiểm, không đơn giản như chúng ta nghĩ, nhưng nó không thể quét sạch những thành tựu về du lịch. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu và lượng khách của Việt Nam giai đoạn trước dịch đang hàng đầu của khu vực nếu không muốn nói là hàng đầu thế giới, đạt trên 20%/năm và kéo dài liên tục trong suốt 5 năm. Mức tăng trưởng này chững lại khi chịu tác động của dịch covid-19.

Theo đó, khả năng đứng vững của du lịch Việt Nam sau Covid-19 phụ thuộc vào tiềm năng của ngành du lịch. Việt Nam sở hữu tiềm năng du lịch lớn về cảnh quan, văn hóa, lịch sử và con người rất thân thiện, mến khách. Trải qua quá trình hoạt động du lịch trong những năm vừa qua, chúng ta đã có sự chuyên nghiệp. Đặc biệt, chúng ta còn có sự hấp dẫn của văn hóa ẩm thực, đã được khu vực và thế giới công nhận. Với những cơ sở thực tiễn đó, tôi tin rằng du lịch Việt Nam sẽ lại phát triển với tốc độ dẫn đầu khu vực và thế giới như những năm qua chúng ta đã làm được.

“Theo tôi nắm được, có rất nhiều khách du lịch ở những thị trường quen của chúng ta như là châu Âu, Bắc Mỹ, khu vực Thái Bình Dương… đang rất mong chờ Việt Nam mở cửa để quay trở lại. Khách nội địa cũng vậy, sau thời gian bị nhốt ở nhà, mọi người đều có nhu cầu đi du lịch trở lại. Cái đó là một quy luật không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả các nước trong khu vực”, Chủ tịch Hiệp hội BĐS du lịch Việt Nam cho biết.

Kỳ vọng đến năm 2022, BĐS du lịch sẽ phục hồi  - Ảnh 1.

Previous post Ngân hàng Bản Việt miễn 100% phí chuyển tiền online cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
Next post Ai đang rót tiền mua trái phiếu doanh nghiệp?