Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, trình Thủ tướng phê duyệt.
Theo NHNN, cuộc cách mạng công nghệ số, Internet và điện thoại di động thông minh diễn ra ở cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã tác động và thay đổi toàn diện đời sống kinh tế – xã hội của các quốc gia trên toàn cầu, đặc biệt đối với lĩnh vực quan trọng như tài chính, ngân hàng.
Trong đó, Fintech đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia thông qua tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đối với một bộ phận người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng truyền thống.
Sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh của Fintech đã khiến các cơ quan quản lý tài chính của các quốc gia phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong công tác quản lý, giám sát như nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan tới an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, sử dụng trái phép thông tin cá nhân.
Mặc dù không liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, tuy nhiên qua việc xử lý đối với trường hợp Uber và Grab tham gia thị trường vận tải tại Việt Nam vừa qua đã cho thấy bài học kinh nghiệm sâu sắc cho ngành tài chính – ngân hàng về việc ứng phó đối với thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần sớm có một Khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech.
NHNN cho biết, dự kiến từ năm 2021 sẽ chính thức tiến hành tiếp nhận hồ sơ và chấp thuận cho các ngân hàng, công ty cung ứng giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo Dự thảo Nghị định đang được xây dựng, các lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm Fintech bao gồm Thanh toán, Tín dụng, Cho vay ngang hàng (P2P Lending), Hỗ trợ định danh khách hàng, Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), Các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, Các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…)
Thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 1-2 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thử nghiệm.
Tùy thuộc vào các giải pháp Fintech cụ thể, NHNN sẽ thảo luận với tổ chức tham gia thử nghiệm để quyết định phạm vi cho hoạt động của các giải pháp, bao gồm đồng thời hoặc 1 trong 3 yếu tố: về địa lý, về hạn mức giao dịch và về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ.
Kết thúc thời gian thử nghiệm, các tổ chức tham gia thử nghiệm phải xây dựng báo cáo tổng kết, bao gồm các thông tin: sản phẩm đầu ra thử nghiệm, các chỉ số đánh giá thử nghiệm về thành công hay thất bại của giải pháp và kết quả thử nghiệm; các báo cáo sự cố và giải quyết khiếu nại của khách hàng và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thử nghiệm.
NHNN căn cứ trên báo cáo tổng kết và quá trình giám sát trình Thủ tướng phương án xử lý tiếp theo, gồm: dừng thử nghiệm, chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công an vào cuộc sau các vụ “vay nóng“: Thêm tố giác vay 35 tỷ sau 2 tháng phải trả… 200 tỷ
Theo Văn bản số 4335/VPCQCSĐT ngày 9/11/2020 do Phó Thủ trưởng Thường trực CQĐT Bộ Công an, Thiếu tướng Đỗ...
Phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng cao chót vót, Cục Viễn thông yêu cầu giảm
Chiều 23/4, trả lời VTC News, ông Trần Duy Hải, Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và...
Nhịp sống SCB giai đoạn “bình thường mới”
Bên cạnh việc đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng,...
Sáng 5/11, tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là...
Ông Nguyễn Văn Lê thôi làm Tổng giám đốc, ai sẽ tạm thời điều hành SHB?
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chiều ngày 4/8 phát đi thông báo cho biết, căn cứ...
MB và Becamex Bình Phước bắt tay hợp tác chiến lược
Lễ ký kết diễn ra ngày 23/12 trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương...